Tay vịn cầu thang không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình khi lên xuống, mà còn đáp ứng yếu tố thẩm mỹ cho ngôi nhà. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại chất liệu tay vịn khác nhau như: gỗ, sắt, inox, kính… với mẫu mã và chi phí đa dạng.
Bạn có thể cân nhắc chọn chất liệu phù hợp thông qua bảng so sánh ưu – nhược điểm dưới đây:
Chất liệu
Gỗ
Ưu điểm
Tính thẩm mỹ cao với màu sắc và vân gỗ sắc nét.
Tạo cảm giác ấm áp khi sử dụng.
Nhược điểm
Dễ bị mối mọt nếu không được xử lý kỹ thuật tốt.
Sắt
Ưu điểm
Độ bền cao
Dễ uốn cong
Nhược điểm
Dễ hoen rỉ, tróc sơn gây mất thẩm mỹ.
Inox
Ưu điểm
Thẩm mỹ cao
Dễ dàng vệ sinh
Hạn chế thay đổi khi chịu tác động của thời tiết.
Nhược điểm
Không phù hợp với phong cách thiết kế sang trọng.
Dễ biến dạng khi va đập.
Kính cường lực
Ưu điểm
Tính thẩm mỹ cao
Khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt.
Tạo hiệu ứng mở rộng không gian.
Nhược điểm
Kén người dùng bởi cảm giác không chắc chắn.
Không thể uốn cong tạo hình.
Yêu cầu kỹ thuật thi công cao.
Nếu cầu thang đặt dưới khu vực giếng trời thì nên chọn tay vịn bằng sắt hoặc inox vì chất liệu này có thể thích nghi tốt với điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, đồng thời có độ chắc chắn cao, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nên chọn loại thép có lớp mạ kẽm, độ dày tối thiểu từ 1,4 mm để tăng độ bền, tránh han gỉ.
Về kích thước, tay vịn cần có đường kính khoảng 6 cm, thiết kế hình tròn hay oval để dễ cầm, nắm. Khoảng cách của lan can và tay vịn cần bố trí từ 0,9-1 m so với bề mặt bậc thang, để giữ an toàn cho người đi lại. Giá thành của tay vịn và lan can bằng chất liệu sắt, inox thường dao động từ 900.000 đồng đến 1,2 triệu đồng một mét dài.
Lưu ý, hình thức của tay vịn và lan can cầu thang còn tùy thuộc vào khu vực giếng trời lớn hay nhỏ, mức độ tác động trực tiếp của thời tiết và phong cách thiết kế chung của ngôi nhà.
( theo SV house)